Đăng Ký Học
Ngày 24/12/2022 09:35:01, lượt xem: 5994
Đề bài: MỘT CỐC TRÀ
Nan-In, một thiền sư người Nhật, tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
Vị giáo sư nhìn cốc nước tràn cho đến khi không nhịn được, bèn lên tiếng: “Nó đã đầy tràn rồi, không thêm được nữa đâu!”
Nan-In thong thả nói: “Thì cũng như chiếc cốc này, ông đã mang đầy tư kiến và thành kiến. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông không cạn cốc của ông?”
(Dẫn theo thientongvietnam.net)
Suy nghĩ của anh/chị về bài học được gợi ra từ câu chuyện trên.
ĐỌC THÊM ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ | TỎA SÁNG TỪ NHỮNG MẢNH VỠ CUỘC ĐỜI
Bài làm
Đại văn hào Lev Tolstoy đã từng có câu nói: “Người ta như một phân số, mà tử số là giá trị thật của người ta, còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng tượng là mình có. Mẫu số càng to thì phân số càng nhỏ. Khi mẫu số là vô cùng tận thì phân số bằng 0”. Câu nói ấy của nhà văn nổi tiếng người Nga đã đem đến cho chúng ta những suy ngẫm về câu chuyện “Một cốc trà”. Trong câu chuyện ấy, vị thiền sư Nan-In tiếp một vị giáo sư đại học đã từng mang theo nhiều tư kiến và thành kiến khi đến tham vấn về Thiền. Thiền sư Nan-In cố tình tiếp tục rót nước vào cốc trà đầy khiến giáo sư nhận ra điều vô lí rồi từ đó đưa ra lời khuyên cho giáo sư. Qua đó, “Một cốc trà” mang đến cho người đọc bài học quý báu: khi muốn học hỏi điều gì mới, ta phải cầu học với cái tâm cầu thị, tức là phải khiêm hạ và từ bỏ thành kiến. Chỉ như vậy, ta mới có thêm được những kiến thức mới, bổ ích nhằm hoàn thiện bản thân. Thật vậy, kiến thức là vô biên, sâu rộng nhưng sự hiểu biết của con người là hữu hạn, nhỏ bé. Giống như câu nói của thiền sư Nan-In: “Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông không cạn cốc của ông?”, nếu muốn học hỏi về Thiền thì giáo sư phải làm cạn chiếc cốc đầy tư kiến và thành kiến của mình, chúng ta khi thực sự mong muốn học một điều gì mới, có giá trị cần khiêm hạ và từ bỏ thành kiến. Đúng như lời phát biểu của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”, khi chịu học hỏi với thái độ chân thành, có ý khiêm hạ và từ bỏ thành kiến, ta sẽ sẵn sàng tiếp thu được nhiều điều mới mẻ đồng thời khẳng định, nâng cao giá trị của bản thân và từng bước chinh phục những ước mơ của chính mình. Bên cạnh đó, khi khiêm hạ, từ bỏ thành kiến để học một điều gì mới sẽ giúp ta biết yêu thương, biết trân trọng và biết ơn mọi người vì bất kì ai xuất hiện trong cuộc đời ta đều là người dạy ta một bài học nào đó. Và thành công sẽ chỉ thực sự đến với những ai có kiến thức đi kèm với sự khiêm tốn và cầu thị. Ngẫm điều này trong thực tế đời sống, ta thấy thật đúng khi nhắc đến cái tên quen thuộc: chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại, một bậc hiền triết, một nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại nhưng Người luôn khiêm tốn và học hỏi những người xung quanh để rồi nhà thơ Tố Hữu phải thốt lên rằng: “Như đỉnh non cao tự giấu hình,/Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Sự thự, mỗi chúng ta đều có một cốc trà đầy trong mình và việc làm cạn cốc trà đầy không hề đơn giản. Nó đòi hỏi bản thân mỗi người cần phải thức tỉnh để nhận diện, dũng cảm đấu tranh với cái tôi ích kỉ của mình, gạt sang một bên những hiểu biết vốn có để lắng nghe, tiếp nhận cái mới. Thật tuyệt vời nếu tất cả chúng ta đều là cốc trà cạn trên hành trình chinh phục tri thức, khám phá cuộc sống thì dòng chảy tri thức của nhân loại được tiếp nối, vươn xa. Bởi “lòng khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta không thể trở thành một con người đúng nghĩa nên mỗi chúng ta hãy cùng nhau phát triển đất nước bằng cách học hỏi những điều mới từ lòng chân thành, khiêm nhường nhé!
Để viết Văn hay hơn và dễ dàng đạt 8+, nhanh tay đăng ký đồng hành cùng chị trong khoá học LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU 2k5 nhé!
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan